Sat, 26/02/2011, 10:33
GMT+7
Việc có được những thông tin đầy đủ và chính xác về các trường, chuyên ngành học cũng như những chuẩn bị về mặt ngân sách sẽ giúp cho học sinh tự tin theo đuổi giấc mơ du học.
Rất nhiều cha mẹ học sinh cũng như học sinh rất lo lắng khi đến bất kỳ công ty tư vấn nào. Dưới đây là những chia sẻ của ông Carl Owen - Giám đốc khu vực văn phòng ISC-UKEAS Việt Nam về những lo lắng thường thấy khi quyết định cho con đi học của cha mẹ học sinh.
Ông Carl Owen - Giám đốc khu vực văn phòng ISC-UKEAS Việt Nam.
Nếu sinh viên học chương trình dự bị đại học thì sẽ chắc chắn có chỗ trong trường Đại học đó, đúng hay sai?
Ông Carl Owen - Giám đốc khu vực văn phòng ISC-UKEAS tại Việt Nam cho biết:
Việc sinh viên có tiếp tục được học chương trình Đại học hay không phụ thuộc vào kết quả học tập của sinh viên sau chương trình dự bị Đại học và tỷ lệ đến lớp. Nếu kết quả không tốt, nghỉ học nhiều cũng dẫn đến khả năng chính trường Đại học đó từ chối sinh viên. Nhất là với những dự kiến về thay đổi visa trong tháng 3 này sẽ buộc sinh viên phải chỉ ra sự tiến bộ trong học tập và tỷ lệ tham gia các giờ giảng. Nếu sinh viên không thoả mãn những yêu cầu trên thì việc gia hạn tiếp visa sẽ không dễ. Các trường cũng buộc phải quản lý chặt chẽ sinh viên hơn theo quy định mới.
Thông thường các trường sẽ quy định kết quả học tập của sinh viên khi hoàn thành chương trình dự bị đại học khoảng 55%- 60%. Tuy nhiên để vào được các trường xếp hạng cao, chuyên ngành được xếp hạng 5* hay 4* thì có thể tỷ lệ trên sẽ phải cao hơn rất nhiều (75% - 80%). Điều này buộc sinh viên phải học tập nghiêm túc hơn, đến lớp nhiều hơn, hạn chế việc đi làm.
Để vào được các trường đại học thì nên học A level hay Dự bị Đại học?
Việc học chương trình nào thì tuỳ thuộc vào mỗi một học sinh, lứa tuổi đi học, chương trình Đại học định theo đuổi và trường đại học học sinh định nộp hồ sơ. Cả hai chương trình trên đều có một điểm chung: dẫn học sinh đến cổng trường Đại học tại Anh quốc. Với những học sinh chọn du học Anh từ khi học xong lớp 10 và dự định vào các trường Đại học danh tiếng như Oxford, Cambridge, LSE, hay Imperial….hoặc học sinh muốn học các chuyên ngành như Luật, Y, Nha, Dược….thì sẽ chọn chương trình A level. Còn những học sinh muốn học xong lớp 12 hay xong lớp 11 tại Việt Nam và vào những trường vừa phải thì sự lựa chọn khôn ngoan sẽ là chương trình Dự bị Đại học. Sinh viên chọn trường Đại học ngay từ đầu và học Dự bị tại trường Đại học đó.
Mỗi một chương trình có những ưu điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Học 1 năm chương trình Dự bị Đại học thì sẽ tiết kiệm được chi phí hơn, định hướng trường đã có ngay từ đầu do bạn chọn học Dự bị ở đâu thì sẽ vào chính trường Đại học đó. Môi trường học dự bị Đại học là môi trường của trường Đại học. Ngược lại học A level sẽ dài hơn, chi phí lớn hơn và phụ thuộc vào kết quả học A level sẽ quyết định bạn được vào đâu. Tuy nhiên nếu học A level thì cơ hội lựa chọn trường sẽ rộng hơn.
Chính vì vậy việc lựa chọn con đường nào tuỳ thuộc vào mỗi học sinh và ước mơ về trường Đại học của họ.
Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về yêu cầu đầu vào, chuyên ngành học tại Anh quốc bạn có thể tham khảo trên trang web của văn phòng ISC-UKEAS tại Việt Nam: www.isc-ukeas.com
Một số học sinh và cha mẹ học sinh nghĩ rằng việc học tại Anh rất đắt đỏ. Trong triển lãm tháng 10 của văn phòng ISC-UKEAS thì việc học tại Anh là sự lựa chọn tối ưu để lấy tấm bằng có chất lượng. Lựa chọn nào được coi là tối ưu khi tôi quyết định sang Anh học?
Để vào Đại học sinh viên có thể học chương trình A level hay dự bị đại học tại các trường College với mức chi phí 5.500 – 6.000 bảng/năm.
Với những sinh viên tốt nghiệp lớp 12 tại Việt Nam có kết quả học tập và tiếng Anh tốt hoàn toàn có thể lựa chọn chương trình Diploma (Exeter, UEA, Newcastle…) hoặc International Year 1 (Sussex, Stirling, Lincoln, Keele, Huddersfield…) tương đương với năm thứ Nhất Đại học. Kết thúc chương trình này sinh viên vào năm thứ Hai đại học, tiết kiệm được 1 năm học tại Anh Quốc.
Những thay đổi mới về visa có tác động nhiều đến sinh viên Việt Nam không, tích cực hay tiêu cực?
Việc thay đổi về chính sách visa mới được áp dụng cho sinh viên quốc tế trong đó có sinh viên Việt Nam. Chính phủ Anh đưa ra những quy định mới nhằm nâng cao chất lượng của các trường, đưa ra tiêu chí những sinh viên nào được đến Anh và được ở trong bao lâu, hạn chế việc đến Anh nhằm mục tiêu định cư hay kiếm việc làm. Chính sách visa mới đưa ra những tiêu chí cao hơn nhằm đảm bảo sinh viên phải học hành nghiêm túc hơn, chuẩn bị tốt tiếng Anh, hạn chế việc đi làm và tỷ lệ lên lớp cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ sẽ yên tâm hơn về việc học tập của con, việc đầu tư vào giáo dục sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
Các trường bên Anh có công nhận bằng cấp của Việt Nam không và nếu hoàn thành chương trình học đại học tại Việt Nam sinh viên có được vào thẳng chương trình Cao học không?
Các trường Đại học tại Anh hoàn toàn công nhận bằng Đại học của Việt Nam và đánh giá cao sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học có điểm đầu vào cao như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế, Học viện Ngoại Giao, Học viện Ngân hàng, Đại học Bách Khoa, Đại học kiến trúc, Đại học Xây dựng…sinh viên tốt nghiệp xong chương trình đại học hoàn toàn có thể nộp đơn học chương trình Thạc sỹ tại Anh. Trừ những sinh viên có kết quả học tập không cao hoặc chuyên ngành học Thạc sỹ không tương đồng với bằng Đại học thì sinh viên buộc phải trải qua các khoá Dự bị Thạc sỹ (Pre-Master) (như ở trường Sussex, Keele, Lincoln, Wales-Newport, Heriot-Watt, Huddersfield…hoặc Graduate Diploma (Queen Belfast, Newcastle..). Khoá học dự bị này cung cấp cho sinh viên các kiến thức có liên quan khi học Thạc sỹ, tiếng Anh và các kỹ năng cần thiết để học cao hơn. Các chương trình Thạc sỹ đều kết thúc trong vòng 1 năm.
Khi đến Anh để học sinh viên nên ở trong ký túc xá hay lựa chọn ở tại nhà dân hoặc thuê nhà riêng?
Các trường đại học quy định đối với sinh viên học đại hoặc dưới 17 tuổi thì năm đầu tiên phải ở trong ký túc xá của nhà trường. Những em học sinh đến Anh nhỏ hơn (theo học chương trình A level, 16 tuổi) thì buộc phải lựa chọn các loại hình ăn ở do nhà trường cung cấp (hoặc ký túc xá hoặc nhà dân). điều này đảm bảo học sinh được quản lý chặt về mặt thời gian, đảm bảo an toàn và sức khoẻ.
Trên 18 tuổi các em có thể ra ngoài thuê nhà, chi tiêu theo nguồn ngân quỹ cha mẹ đã định hàng tháng. Việc tìm nhà tại Anh cũng cần phải hiểu rõ những quy định, cách thức mà chủ nhà yêu cầu. Tuy nhiên việc học tập và giao lưu nhiều hơn với sinh viên quốc tế, sinh viên Anh sẽ giúp cho bạn học tiếng Anh nhanh hơn, hoà nhập tốt hơn và có được những trải nghiệm mang tính quốc tế. Điều này giúp cho bạn thích nghi với môi trường làm việc đa quốc gia sau này.