Tin tức

CHỦ ĐỀ VÀ LUẬT THI ĐẤU ROBOCON INDIA 2014

Thu, 02/01/2014, 21:09 GMT+7

CHỦ ĐỀ VÀ LUẬT THI ĐẤU ROBOCON INDIA 2014

1. Chủ đềXem video  (www.youtube.com/watch)

2. Trò chơi và luật thi đấu.

“Mục tiêu”
2 đội thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của trận đấu trong công viên với robot cha mẹ và robot con. Robot cha mẹ phải mang Robot con đến các khu vực trò chơi và Robot con thực hiện các hoạt động
của trò chơi. Mỗi đội thực hiện 3 trò chơi là: 
Seesaw(cầu bập bênh), Pole walk (đi bộ trên cột) và Swing (xích đu).
Khi Robot con hoàn thành 3 nhiệm vụ, nó có thể thực hiện nhiệm thứ 4, được đặt giữa công viên. Đội hoàn thành nhiệm vụ thứ 4 đầu tiên, sẽ đạt được “SHABAASH”và là đội thắng cuộc.
Nếu không đội nào hoàn thành nhiệm vụ chiến thắng trên, đội thắng cuộc sẽ được được quyết định dựa trên luật.

3. Sân thi đấu và phụ kiện

(xem sân thi đấu Hình-1 và Hình-2 cho các vùng và kích thước)
- 3.1. Sân thi đấu là khu vực có kích thước 12000 mm x12000 mm được bao quanh bởi thành gỗ cao 50 mm và dày 30 mm.
- 3.2. Các đội thi đấu gồm đội đỏ và đội xanh. Sân thi đấu có 2 khu vực cha mẹ [1 cho đội đỏ và 1 cho đội xanh] và 5 khu vực trò chơi trẻ em (các khu vực trò chơi). Một Robot con chơi các trò chơi trong các khu trẻ em.Trò chơi đầu tiên cho cả 2 đội (đỏ và xanh) thì giống nhau và nằmriêng biệt trong khu vực của mỗi đội. Khu vực trò chơi còn lại được chia thành 2 bởi đường line không bóng rộng 30mm. 
- 3.3. Sân thi đấu cũng bao gồm một khu xuất phát của đội xanh và một khu xuất phát của đội đỏ. Mỗi khu xuất phát có kích thước 1000 mm x 1000 mm.
- 3.4. Các hoạt động trò chơi được diễn ra trong khu trẻ em theo danh sách sau:
        * 3.4.1. Khu cầu bập bênh: nằm tách biệt cho đội xanh và đội đỏ (xem Hình-3)
        * 3.4.2. Khu đi bộ trên cột (xem Hình-5)
        * 3.4.3. Khu xích đu (xem Hình-5)
        * 3.4.4. Khu cầu thang vận động (xem Hình-6) 
-  3.5. Khu cầu thang vận động được đặt tại trung tâm của sân thi đấu.

4. Các đội thi đấu

- 4.1. Mỗi đội được đăng ký 4 thành viên gồm 3 sinh viên và 1 chỉ đạo viên, tất cả cùng một trường đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng. Chỉ 3 sinh viên được phép vào sân thi đấu.
- 4.2. Các thành viên trong đội phải đang đăng ký theo học tại trường đại học/trung học chuyên nghiệp/cao đẳng vào thời điểm diễn ra cuộc thi quốc tế. 
- 4.3. Những sinh viên đã tốt nghiệp không được phép tham gia cuộc thi.

5. Robot

Mỗi đội phải tự thiết kế và chế tạo 1 Robot cha mẹ (được điều khiển bằng tay) và 1 Robot trẻ em (điều khiển tự động) để tham dự cuộc thi.
- 5.1. Robot cha mẹ
        * 5.1.1. Robot cha mẹ phải được hoạt động thông qua một sợi cable kết nối với Robot. Không được sử dụng sóng vô tuyến. Người điều khiển không được ngồi lên Robot .
        * 5.1.2. Nếu hoạt động thông qua cáp, điểm kết nối của cáp với Robot phải cao ít nhất 900 mm so với mặt đất. Chiều dài cable từ Robot cha mẹ đến bộ điều khiển phải dài hơn 1000 mm nhưng không được vượt quá 2000 mm.
        * 5.1.3. Trong khu xuất phát, kích thước của Robot cha mẹ mang theo Robot con trước khi xuất phát không được vượt quá 1000mm x 1000mm x 1000 mm. Khi trận đấu bắt đầu, robot cha mẹ có thể thay đổi hình dáng nhưng kích thước của Robot cha mẹ bao gồm cả Robot con không được vượt quá khối lập phương 1500 mm trong suốt trận đấu.
        * 5.1.4. Các thành viên trong đội không được phép chạm vào Robot cha mẹ khi trận đã bắt đầu trừ trường hợp xin khởi động lại.
        * 5.1.5. Robot cha mẹ được phép hoạt động trong khu vực của Robot cha mẹ (đỏ hoặc xanh)
        * 5.1.6.Một phần của Robot cha mẹ có thể xâm phạm không gian của khu vực trẻ em nhưng không được chạm xuống sàn.
        * 5.1.7. Các Robot của đội không được phép chạm vào Robot đối phương. 
        * 5.1.8. Robot cha mẹ không được phép chia hoặc tách ra làm 2 hoặc nhiều khối.
        * 5.1.9. Phải có khoảng trống để dán stickers/tags (bởi ban tổ chức cuộc thi)trên Robot cha mẹ. Khoảng trống này có kích thước 150 mm x 100 mm.
 - 5.2. Robot con
        * 5.2.1. Robot con sẽ không được có bánh xe hay bánh xích để chuyển động. Nó có thể có những cánh tay hoặc chân.
        * 5.2.2. Robot con không được phép chạm xuống mặt sàn của vùng khởi động và khu vực của Robot cha mẹ .
        * 5.2.3. Robot con phải hoạt động một cách tự động.
        * 5.2.4. Sau khi đặt Robot con vào khu trẻ em, Robot cha mẹ khởi động Robot con thông qua một tín hiệu.
        * 5.2.5. Khi Robot con hoạt động, không thành viên của đội được phép chạm vào các Robot trừ trường hợp khởi động lại.
        * 5.2.6. Kích thước và hình dạng của Robot con có thể thay đổi trong suốt trận đấu, nhưng nó phải nằm trong khối lập phương 500 mm tại mọi thời điểm.
        * 5.2.7. Robot con không được phép chia hoặc tách thành 2 hay nhiều khối.
        * 5.2.8. Phải có khoảng trống để dán stickers/tags (bởi ban tổ chức cuộc thi) trên Robot con. Khoảng trống này có kích thước 150 mm x 100 mm.
- 5.3. “Khởi động lại” Robot cha mẹ và Robot con
         * 5.3.1. Không hạn chế số lần “khởi động lại “ cho Robot cha mẹ và Robot con.
         * 5.3.2. Trong quá trình “khởi động lại”, Robot con phải khởi động lại bằng cách đặt lên Robot cha mẹ trong khu vực cha mẹ.
         * 5.3.3. Sau khi xin “khởi động lại” Robot con và được cho phép, Robot con phải được khởi động lại trên Robot cha mẹ. Điểm khởi động lại chính là nơi Robot con xin được khởi động lại.
         * 5.3.4. Các chiến thuật dựa trên việc khởi động lại thì không được phép. 
         * 5.3.5. Trong khi khởi động lại, không bộ phận nào của Robot được tháo ra; nguồn của Robot không được nạp lại. Kể cả thêm nguồn vào cho Robot cũng không được phép.
- 5.4. Nguồn cấp cho các Robot
         * 5.4.1. Mỗi đội sẽ tự chuẩn bị nguồn cho Robot đội mình.
         * 5.4.2. Điện áp cấp cho Robot không vượt quá 24VDC. 
         * 5.4.3. Nguồn nuôi được xem là nguy hiểm hay không hợp lệ sẽ không được phép sử dụng.
         * 5.4.4. Áp suất khí nén phải nhỏ hơn 6 bar.
- 5.5. Trọng lượng : Robot cha mẹ và Robot con kể cả nguồn nuôi, cable, bộ điều khiển, và các 
bộ phận khác của mỗi robot phải được cân trước khi thi đấu. Tổng trọng lượng của các Robot và các phụ kiện trên cho mỗi đội không vượt quá 40kg. Tổng trọng lượng 40kg không bao gồm pin thay thế và các thành phần có đặc điểm kỹ thuật tương tự.
- 5.6. Các đặc điểm kỹ thuật của Robot : Kích thước và trọng lượng của mỗi Robot sẽ được kiểm tra trước khi trận đấu. Những Robot được chế tạo mà không phù hợp với luật lệ sẽ không được phép tham gia vào cuộc thi.

6. Sự cạnh tranh và ghi điểm

- 6.1. Trận đấu
         * 6.1.1. Mỗi trận đấu diễn ra tối đa 3 phút.
         * 6.1.2. Cả 2 đội phải chơi cầu bập bênh như là phần chơi đầu tiên trong trận đấu. Đội nào hoàn thành phần chơi ở cầu bập bênh thì có thể tiếp tục ở phần chơi xích đu hay đi bộ trên cột trước tùy theo đội lựa chọn. Tuy nhiên, đội phải hoàn thành ở cả phần chơi xích đu và đi bộ trên cột để đủ điều kiện thử sức ở phần chơi cầu thang vận động.
         * 6.1.3. Đội nào hoàn thànhphần chơi thứ 4 (cầu thang vân động) trước, sẽ đạt được“SHABAASH” và sẽ được công bố là đội thắng cuộc trận đấu kết thúc ngay lập tức. 
          * 6.1.4. Trong trường hợp không đội nào có thể hoàn thành phần chơi thứ 4 (cầu thang vận động) hay không thể đạt được “SHABAASH”, đội thắng cuộc sẽ được quyết định dựa trên thứ tự ưu tiên sau:
                   * * 6.1.4.1. Đội có điểm số cao hơn sau khi trừ những lỗi vi phạm. 
                   * * 6.1.4.2. Đội hoàn thành cả 3 phần chơi (cầu bập bênh, đi bộ trên cột, và xích đu) trước.
                   * * 6.1.4.3. Đội hoàn thành 2 phần chơi khác nhau trước với hoạt động đầu tiên ở cầu bập bênh.
                    * * 6.1.4.4. Đội hoàn thành phần chơi ở cầu bập bênh trước.
                    * * 6.1.4.5. Nếu có trường hợp khác, ban giám khảo và trọng tài sẽ quyết định đội thắng cuộc.
- 6.2. Luật thi đấu : Robot cha mẹ bế Robot con xuất phát từ khu vực khởi động, đến khu vực cầu bập 
bênh của đội mình và hoàn thành trò chơi như sau.
          * 6.2.1. Cầu bập bênh
                    * * 6.2.1.1. Robot cha mẹ đặt Robot con ngồi lên cầu bập bênh và rời khỏi Robot con.
                    * * 6.2.1.2. Robot con phải ngồi trên ghế của cầu bập bênh. Robot con được phép chạm vào ghế ngồi và phần tay cầm cạnh ghế để ngồi vững trên cầu bập bênh.
                    * * 6.2.1.3. Robot cha mẹ phải di chuyển đến đầu đối diện của cầu bập bênh và không được ngồi lên cầu bập bênh, nó phải chơi với Robot con và hoàn thành 3 lần bập bênh liên tục.
                    * * 6.2.1.4. Robot cha mẹ đón lại Robot con.
                    * * 6.2.1.5. “Hoàn thành một lần bập bênh” nghĩa là: ghế ngồi của cầu bập bênh của Robot con và chỗ ngồi đối diện phải chạm vào mặt sàn một lần cho mỗi lần bập bênh.
                    * * 6.2.1.6. Số lần bập bênh được bắt đầu tính khi ghế ngồi đối diện chạm vào mặt sàn của khu vực trò chơi bập bênh lần đầu tiên sau khi đặt thành công Robot con lên ghế ngồi. 
                    * * 6.2.1.7. Trong khi chơi bập bênh, Robot con không được chạm vào mặt sàn của khu vực trò chơi bập bênh.
         * 6.2.2. Sau khi hoàn thành hoạt động ở khu bập bênh, đội đủ điều kiện chơi ở khu đi bộ trên cột hoặc khu xích đu.
         * 6.2.3. Đi bộ trên cột
                    * * 6.2.3.1. Robot cha mẹ đặt Robot con lên đĩa đi bộ của đội mình và rời khỏi Robot con.
                    * * 6.2.3.2. Robot con phải đứng trên đĩa đi bộ của đội mình.
                    * * 6.2.3.3. Robot con được phép chạm vào đĩa đi bộ và phần cột phía trên đĩa trong khi thực hiện đi bộ trên cột.
                    * * 6.2.3.4. Robot con phải đi bộ trên đĩa và hoàn thành phần chơi từ đĩa này sang đĩa khác mà không bỏ sót bất cứ đĩa nào của đội mình và cũng không chạm vào mặt sàn trong khu vực đi bộ trên cột.
                    * * 6.2.3.5. Robot cha mẹ đón lại Robot con.
         * 6.2.4. Xích đu
                    * * 6.2.4.1. Robot cha mẹ đặt Robot con lên ghế xích đu của đội mình và rời khỏi Robot con.
                    * * 6.2.4.2. Robot con được phép chạm vào ghế xích đu và các cạnh ghế.
                    * * 6.2.4.3. Robot cha mẹ có thể bắt đầu đẩy ghế xích đu đung đưa lần thứ nhất mà không chạm vào Robot con, 2 lần đung đưa tiếp theo do Robot con tự thực hiện. Tuy nhiên, Robot cha mẹ có thể hỗ trợ Robot con ngừng đung đưa.
                    * * 6.2.4.4. Robot cha mẹ đón lại Robot con.
                    * * 6.2.4.5. “Hoàn thành 1 lần đung đưa” chỉ được tính: khi bất cứ bộ phận nào của Robot chạm vào lá cờ cắm ở trước xích đu và phải hoàn thành 3 lần đung đưa liên tiếp như vậy.
                    * * 6.2.4.6. Robot con không được chạm xuống mặt sàn của khu vực xích đu trong khi đung đưa. 
       *  6.2.5. Chỉ sau khi hoàn thành 3 trò chơi , đội mới đủ điều kiện chơi ở khu cầu thang vận động.
       * 6.2.6. Cầu thang vận động
                    * * 6.2.6.1. Robot cha mẹ chuyển Robot con đến chính xác hoặc gần vị trí bậc thang đầu tiên của cầu thang và rời khỏi Robot con.
                    * * 6.2.6.2. Robot con leo lên cầu thangmà không được phép chạm vào 2 thành cầu thang và Robot con phải nằm hoàn toàn trên đỉnh của cầu thang vân động.
                    * * 6.2.6.3. Sau khi leo đến đỉnh cầu thang, Robot con phải vẫy lá cờ được đặt sẵn bên trong robot . Đội nào vẫy được lá cờ trước trong thời gian 3 phút sẽ dành được chiến thắng tuyệt đối và chiến thắng này được gọi là “SHABAASH”. Mỗi đội phải tự trang bị cờ của đội mình như Hinh-7.
                    * * 6.2.6.4. Để đạt được “SHABAASH”, lá lờ phải được vẫy ở phía trên điểm cao nhất của Robot con.
                    * * 6.2.6.5. Đội nào hoàn thành nhiệm vụ tại khu cầu thang vận động trước, sẽ đạt được “SHABAASH”, và là đội thắng cuộc và trận đấu ngay lập tức được kết thúc.
     * 6.3. Điểm số
             * * 6.3.1. Chỉ sau khi hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của trận đấu; trận đấu sẽ được xem là hoàn thành và đội đó đạt được các điểm số đặc biệt trong trận đấu đó.
             * * 6.3.2. Để có thêm điểm, phần chơi cầu bập bênh có thể thực hiện tối đa 3 lần (mỗi lần 3 lần bập bênh). Để có thêm điểm ở phần chơi đi bộ trên cột và xích đu, mỗi đội có thể thực hiện tối đa 2 lần.
             * * 6.3.3. Trong trường hợp “khởi động lại” ở phần chơi cầu bập bênh và xích đu, số lần thực hiện sẽ bị tính lại từ đầu. Những lần thực hiện thành công trong trường hợp này sẽ không được tính.
             * * 6.3.4. Cách tính điểm
                   * * 6.3.4.1. Hoàn thành trò chơi đầu tiên (cầu bập bênh) được 10 điểm cho mỗi lần hoàn thành (có thể thực hiện tối đa 3 lần để có thêm điểm). 
                   * * 6.3.4.2. Hoàn thành trò chơi thứ 2 (đi bộ trên cột hay xích đu) được 20 điểm cho mỗi lần hoàn thành (có thể thực hiện tối đa 2 lần để có thêm điểm).
                   * * 6.3.4.2. hoàn thành trò chơi thứ 3 (trò chơi còn lại của đi bộ trên cột hay xích đu) được 50 điểm cho mỗi lần hoàn thành (có thể thực hiện tối đa 2 lần để có thêm điểm).
                   * * 6.3.4.4. Hoàn thành trò chơi thứ 4 (cầu thang vận động) đội sẽ đạt được “SHABAASH”. Không có điểm cho trận đấu và nó lập tức kết thúc.

7. Phạm luật và trừ điểm

Khi trận đấu bắt đầu, những hành động sau được cho là phạm luật và sẽ bị trừ 2 điểm cho một lần vi phạm.
- 7.1. Bất cứ bộ phận nào của robot chạm vào robot đối phương.
- 7.2. Robot cha mẹ hoặc thành viên trong đội chạm vào sàn của khu trò chơi trẻ em, ngoại trừ trường hợp “khởi động lại”.
- 7.3. Người điều khiển Robot cha mẹ xâm phạm vùng không gian của khu trò chơi trẻ em, ngoại trừ trường hợp “khởi động lại”.
- 7.4. Robot cha mẹ hoặc Robot con của đội xâm phạm phần sân đối phương hoặc vùng không gian phía trên nó.
- 7.5. Robot con chạm xuống sàn của vùng khởi động, và khu vực Robot cha 
mẹ.
- 7.6. Robot con cố ý chạm xuống sàn của khu cầu bập bênh, xích đu, và đi bộ
trên cột.
- 7.7. Thực hiện các hành động bị cấm đã nêu trong luật chơi và FAQs

8. Truất quyền thi đấu

Những hành vi sau sẽ được trọng tài xem xét để truất quyền thi đấu của đội trong trận đó. Đội sẽ không được tiếp tục trận đấu đó và số điểm ghi được của trận đấu đó sẽ không được ghi nhận. 
- 8.1. Các hành vi nhằm phá hỏng sân thi đấu, các trang thiết bị sân hoặc robot đối phương.
- 8.2. Các thành viên của đội cố ý chạm vào các Robot đội mình trong trận đấu.
- 8.3. Robot hay thành viên đội cố tình cản phá, va chạm hay tấn công các Robot đối phương trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, nếu Robot của đội nào di chuyển hay rớt vào vùng giới hạn do tai nạn thì phải lập tức được lấy ra theo hướng dẫn của trọng tài. (Trọng tài được quyền xác định lỗi do tai nạn hay không). Đội được phép khởi lại.
- 8.4. Hai lỗi xuất phát trong một trận đấu (Robot cha mẹ xuất phát trước hiệu lệnh của trọng tài).
- 8.5. Có bất cứ hành động nào trái với tinh thần fairplay.
- 8.6. Cố ý dùng cable để lái hoặc kéo Robot cha mẹ.
- 8.7. Không tuân theo hướng dẫn hoặc cảnh báo của trọng tài.
- 8.8. Truyền thông tin qua lại giữa các Robot (như IR, RF, LASER, ...).
- 8.9. Không tuân theo điều luật 6.2.2 và 6.2.5. 

9. Các quy định khác

- 9.1. Với các trường hợp chưa nêu trong luật, quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng trong trường hợp có tranh cãi.
- 9.2. Mọi chỉnh sửa về luật chơi sẽ được ban tổ chức cuộc thi thông báo cập nhật trên website: <www.roboconindia.com> .
- 9.3. Các đội được khuyến khích trang trí Robot phù hợp vớivăn hóa, thẩm mỹ, và phong cách của quốc gia.
- 9.4. Tất cả các Robot phải được thiết kế và chế tạo bởi các thành viên trong đội. Các Robot thương mại sẽ bị cấm thi đấu. Các đội không được phép dán logo của nhà tài trợ lên robot hay đồng phục.
- 9.5. Mỗi nước tham dự phải cung cấp thông tin về Robot của họ khi được yêu cầu, bao gồm băng Video, trong đó có giải thích kết cấu và cách thức di chuyển của Robot.
- 9.6. Đội sử dụng cảm biến quang phải xem xét đến ánh sáng chiếu vào sân khi quay phim và phát sóng. 
- 9.7. Đội chiến thắng cuộc thi trong nước phải tính đến sự ràng buộc khi vận chuyển Pin bằng máy bay khi chuyển Robot tham dự cuộc thi quốc tế.
- 9.8. Sai số cho phép về kích thước và trọng lượng của các vật dụng sân thi đấu là ±5%.
- 9.9. Các đội phải xem xét đến chiều cao của Robot con trong suốt trận đấu và phải thiết kế Robot con đển tránh gây nguy hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn ngã từ trên cao.

 

 

Bình luận
Ý kiến bình luận